Nữ diễn viên đăng tải trạng thái than thở, buồn bã giữa đêm khuya.
Hiện tại, nữ diễn viên đang trong những ngày ở cữ, làm quen với cuộc sống chăm sóc 2 con sinh đôi. Cách đây không lâu, cô còn chia sẻ clip hạnh phúc, vui tươi khi được lên chức, thế nên việc bà xã shark Bình bất ngờ chia sẻ status than thở khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
“Có những đêm thật dài”, dòng trạng thái ngắn ngủi Phương Oanh tâm sự khiến không ít người lo lắng, không biết chuyện gì đang xảy ra với nữ diễn viên. Tuy nhiên, dưới phần bình luận, đa số dân mạng đều gửi lời chia sẻ, đoán chắc cô đang gặp áp lực khi phải chăm các con nên mới mệt mỏi như thế.
Có người nói “ôi mẹ nào mà chẳng phải trải qua những chuyện thế này, có gì đâu mà than thở, đầy người còn nghèo khổ, vất vả hơn mà chưa than kìa”. Nhưng cũng có nhiều người chia sẻ, động viên Phương Oanh vì chăm 1 bé đã mệt, chăm 2 bé chắc chắn sẽ mệt hơn rất nhiều. Bởi vậy, mẹ bỉm cần cố gắng, động viên bản thân, nhờ sự trợ giúp từ gia đình.
“Mình làm mẹ bỉm sữa vèo cái đã 3 tuần rồi. Phải công nhận là làm mẹ rồi mới hiểu thế nào là u mê mụ mị không lối thoát, ôi xâm lấn hết cả tâm trí luôn mọi người ạ. Sáng dậy là Oanh nhanh nhanh chóng chóng vào gặp 2 em ngay, chào buổi sáng và trao lời yêu thương ngọt ngào cho các con”, trước đó Phương Oanh từng chia sẻ.
Giúp các mẹ vượt qua giai đoạn đầu sau sinh
Tuần đầu sau sinh có thể nói là thời gian khó khăn nhất, khi cơ thể mẹ vẫn chưa lành hoàn toàn, lại cộng thêm áp lực chăm con mọn.
– Nhẹ nhàng với bé
Do mới ra khỏi môi trường tử cung ấm cúng và có diện tích hẹp nên bé sơ sinh khao khát được bế và nựng nịu nhẹ nhàng.
Lời khuyên: Tránh lo lắng bế nhiều sẽ làm hư bé. Thay vào đó, cần tạo cho bé có cảm giác gần như đang được ở trong tử cung và có những hoạt động làm dịu bé sơ sinh như quấn, bế bé đi qua – đi lại… Các bước này tiến hành riêng lẻ hoặc kết hợp có thể là mẹo dỗ bé nín khóc.
– Thời gian giữa các cữ bú là tùy từng bé
Nhiều bé ăn sau mỗi 2-3 tiếng đồng hồ nhưng có bé, cách 1 tiếng là khóc đòi sữa mẹ, có bé khác lại là 4 tiếng. Hoặc cùng bé nhưng có lúc bé bú mẹ dày, có khi bé bú mẹ thưa hơn.
Lời khuyên: Khi cho con bú, bạn có thể thoải mái chọn một tư thế thích hợp, ngồi trên ghế đu đưa, ngồi trên ghế đệm dài hoặc nằm (ngồi) trên giường.
– Động viên bố của bé tham gia
Bố có thể thay bỉm, “dọn dẹp” khi con ị, bế con hoặc “ê a” trò chuyện cùng bé, tùy thời gian rỗi của bố.
Lời khuyên: Đừng phán xét quá nhiều khi bố chăm con. Có thể ngủ một giấc hoặc rời sang phòng bên nghỉ ngơi để chồng bạn được chăm sóc con nhỏ trong tâm lý dễ chịu.
– Phục hồi sau sinh
Đau đớn, mệt mỏi, thiếu ngủ, thậm chí là stress, trầm cảm là những triệu chứng dễ gặp phải ở người mẹ sau sinh.
Lời khuyên: Những gì bạn đang trải qua là bình thường mà hầu hết những người mẹ sau sinh đều gặp phải. Theo thời gian, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ dần được khôi phục. Trong thời gian ở cữ, bạn cần luôn có ít nhất một người thân ở bên để hỗ trợ và đảm bảo bạn không phải gắng sức làm việc gì.
– Cho bản thân được nghỉ ngơi
Dù muốn ở bên con mọi lúc, mọi nơi nhưng sức khỏe của mẹ là có giới hạn. Đừng cố quá để rồi tạo áp lực cho bản thân. Thi thoảng hãy nhờ gia đình chăm sóc để có thời gian “chữa lành” các mẹ nhé. Đi cafe, mua sắm hoặc buôn chuyện với hội bạn thân chính là cách tốt nhất đấy.